Hôm qua đọc trên facebook thấy cô Hàn (phu nhân của thày Hoàng Trọng Hàn) khen: "Một trong những huy hiệu đẹp nhất... Không biết mình có chủ quan không?"
Lời bình phẩm của cô Hàn lại đúng vào lúc nhớ lại mùa niên lễ xưa đã thúc đẩy tôi viết lên bài này; tôi đã muốn ghi lại những cảm nghĩ này nhưng cứ khất mãi cho đến hôm nay.
Người vẽ huy hiệu này là cô Tôn Nữ Kim Phượng, giáo sư hội hoạ của trường Trung Học TrầnHưng Đạo Đà Lạt vào thập niên 1960.
Chúng tôi được học cô Phượng vào những năm đệ thất đến đệ tứ (1965-1970). Là thằng bé không có khiếu vẽ chẳng biết gì về hội hoạ nhưng cũng cố theo dõi những lời giảng của cô lúc ấy vì cô chỉ dẫn rất là chi tiết và cặn kẽ. Thật ra bây giờ đọc các bài viết dưới đây mới biết mình hồi đó được học với một trong những thiên tài hội hoạ của Việt Nam. Không biết cô rời THĐ năm nào vì sau khi đệ nhị cấp chúng tôi không học vẽ nữa.
Mới vào ngưỡng cửa Trung Học chúng tôi chỉ nhớ cô Phượng đúng là một tiểu thơ cúa xứ Huế. Cô rất hiền nhưng rất nghiêm khắc trong lớp, cô giảng bài rất từ tốn và chỉ dẫn rất kỹ lưỡng về những kỹ thuật để có thể vẽ đẹp. Trong đám học sinh chắc chỉ có vài đứa lãnh hội được những điều cô dạy (trong đó có Hồ Tá Hùng, người bạn có 10 cái hoa tay). Với những đứa vẽ xấu như tôi, cô không bao giờ chê, chỉ phê bình khuyết điểm rồi cũng cho điểm trung bình.
Tôi cũng xin mạn phép nhắc lại lời tâm sự của một giáo sư nam, cũng từ Huế, với đám bạn Cái Bang chúng tôi vào khoảng 10 năm trước: "ngày ấy cô Phượng đúng là một tiểu thư, tôi mà có thích thì cũng không dám ngỏ ý".
Thuở ấy cô đi dạy bằng xe taxi. Có một người bạn Cái Bang nói: "không biết lương giáo sư có đủ để cô trả tiền taxi không?". Đó chắc cũng để diễn tả một khía cạnh tiểu thơ của cô.
Tôi tình cờ sưu tầm được tấm hình dưới đây:
Cô Phượng là người mặc áo len đứng cạnh hoạ sĩ Đinh Cường (thứ 2 bên trái). Trong hình có cả ca sĩ Khánh Ly và nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Đây chắc cũng là những ngày ở Đà Lạt mà hoạ sĩ Đinh Cường đã ghi lại trong bài viết của ông.
Khoảng thập niên 90, người bạn Cái Bang của chúng tôi, Nguyễn Công Thành, lái xe tải chở hàng ra miền Bắc. Thành tình cờ biết được cô Phượng đã đi tu. Bạn Thành hay ghé ngôi chùa cô tu và thăm cô mỗi khi đi ngang Huế. Tôi nhớ sau năm 2000, Thành có gửi tôi tấm ảnh cô trên bàn thờ sau khi Thành ghé chùa và bàng hoàng nghe tin cô Phượng đã rời cõi tạm.
Gần đây đọc đươc hai bài của hoạ sĩ Đinh Cường tôi mới biết mình đã dược chỉ dẫn bởi một hoạ sĩ tài ba mà người hoạ sĩ tên tuổi như Đinh Cường cũng phải tấm tắc khen. Tôi tuy không vẽ dẹp nhưng vẫn còn giữ được tấm huy hiệu đẹp số một không hai và cũng để nhớ đến người cô hiền dịu.
Bùi Việt Hùng
(THĐ 65-72)
2 bài viết dưới đây của hoạ sĩ Đinh Cường tuy cùng một tên nhưng nội dung có khác nhau:
ĐINH CƯỜNG
hay một cây bông Phượng Vàng xưa quý, hiếm
co Phuong la nguoi mac ao len, dung thu 3 tu trai qua...
ReplyDeleteminh duoc biet Tet Mau Than 1968...co Phuong ve Hue an Tet voi gia dinh...sau do khong con tin tuc??? Co ban nao sau 1968 van con hoc voi co Phuong khong xin vui long cho biet...Cam On cac ban nhieu...
ReplyDelete“Đinh Cường ơi, làm sao mình quên được Tôn Nữ Kim Phượng, người bạn thân yêu của mình. Nàng nhẹ nhàng thanh thoát như Tiên (được mẹ nuông chiều, sống trong nhung lụa), Kim Phượng có nụ cười hồn nhiên trên khuôn mặt hiền hòa, trong sáng. Mỗi lần gặp nhau, hai đứa đua nhau cười, kể cả thời gian Kim Phượng ở chùa Già Lam với mẹ sau 1975… Năm 2000 mình về Huế thăm nhà xưa vườn cũ, thăm Kim Phượng và bạn bè. Lúc đó Kim Phượng vừa qua khỏi cơn bạo bệnh, mình thật xót xa… Lại một lần nữa hai đứa bùi ngùi chia tay nhau mong ngày gặp lại, nhưng sau đó không lâu Kim Phượng đã qua đời. Rồi một ngày nào đó lại gặp nhau.” (trích e-mail Thanh Trí - March 12, 2014)
ReplyDeleteTôn Nữ Kim Phượng và bạn, họa sĩ Thanh Trí
Huế, năm 2000
Hình ảnh Tôn Nữ Kim Phượng luôn bên mẹ, nhất là những tháng ngày sau tháng 4 -1975, tôi thường lên thăm bác và chị ở chùa Già Lam, lúc còn Thầy Trí Thủ trụ trì. Nhớ thời gian khó nhất mà chị vẫn có những hộp màu nước Guitar của gia đình ở ngoại quốc gởi về thật quý, và chị đã chia sẻ cùng bạn bè để có màu vẽ tranh lụa kiếm sống. Nhớ là Tôn Thất Văn (một họa sĩ vẽ tranh lụa giỏi, tốt nghiệp khóa đầu tiên Cao Đẳng Mỹ Thuật Huế cùng với Nguyễn Thị Thanh Trí, Hoàng Thị Diệm Phương, Thái Hạc Oánh, Trần Thị Quỳnh Chi …) quay quắt tìm một ống màu vàng chanh (jaune citron) khi bức tranh lụa lớn, dài do khách đặt, vẽ gần xong mà thiếu màu cần thiết ấy, tôi đã tìm xin Phượng đưa cho bạn … còn gì đẹp hơn cử chỉ ấy…
Thank you...vay la co Phuong van con song den sau 1975 va di tu tai chua Gia Lam o Hue..va da mat sau 2000...
ReplyDelete