Tên tao thì tụi mày biết rồi, Toàn, họ Nguyễn, không có tên lót. Còn tuổi thì có lẽ không nên nói ra làm gì, dành cho để ghi chuyện khác hay hơn. Cái lý do là vì tuổi của danh nhân hào kiệt còn chưa được mấy ai nhớ tới, hướng gì tuổi của môt con ngừơi bình thường.
Khác với nhiều bạn bè niên khóa THD 65-72, tao chỉ học ở THD 4 năm đệ nhất cấp. Sang đệ nhị cấp thì tao đi học ở Nông Lâm Súc Bảo Lộc với Phạm Công Thành tức (Thành Da Đỏ ) chắc tụi mày còn nhớ nó. Nghe Ng Ngọc Cường nói nó đã qua đời sau khi học tập cải tạo về được vài ba năm. Cùng đi trong nhóm này có Trần Đình Phúc và Hiệp cà thọt, tao nhớ nó học cùng lớp với Nguyen Duy Thu, xin lỗi, tao không nhớ đầy đủ tên họ của Hiệp, nhưng còn nhớ nó là anh em họ với thầy Hà Mai Phương dạy Sử Địạ, Trần Đình Phúc thì từ Huế vào sau tết Mậu Thân. Tụi tao cũng có một thời gian rất là đặc biệt với rất nhiều kỷ niệm ở NLS. Bây giờ không biết tụi nó ra sao, nếu không có vụ đôn quân sau Mùa Hè Đỏ Lửa 1972, có lẽ tao đã theo học Đại Học Nông Lâm Súc ở SaiGon, nếu tao không thi đậu được ở những nơi khác như ý tao thích.
Cuộc đời tao là những chuỗi ngày với nhiều ngạc nhiên lớn nhỏ. Mặc dù rất là yếu đuối ở những năm theo học THD, nhưng tao lại đi lính Không Quân ngành phi hành. Cuối năm 72 thì tao được đi Mỹ để học lái trực thăng. Sau khi solo được một thời gian thì tao lại phải trở về VN vì hết tai khóa huấn luyện. Trong khi đang học khóa Căn Bản Quân Sự Sĩ Quan (cho tất cả các binh chủng), thi xẩy ra biến cố 30/4, tao về SaiGon chừng hơn 1 tháng thì trở lại Dalat.
Cuộc đời quân ngũ đã cho tao được nhiều kinh nghiệm. Trong đợt trình diện học tập đầu tiên tại Dalat, tao bị kết tội với 3 thằng Sinh Viên Sĩ Quan khác, 1 thằng Võ Bị Dalat cùng dân THD, 1 thằng Thủ Đức va thằng kia nếu tao nhớ không lầm là dân Hải Quân. Theo lời thằng cán bộ thì "tuy cấp bậc các anh tưon+g đương với Trung Sĩ nhưng các anh học tập chính trị ở trình độ sĩ quan, nên các anh phải "được" theo học cải tạo theo trình độ sĩ quan thì mới có kết qủa. Tụi tao rất lo âu cho tương lai, có lẽ là phải đi học tập cải tạo tập trung lâu dài như Phạm Công Thành thì thật là xui xẻo . Hơn 1 tháng sau thi cả 4 thằng tao lại đi trình diện lần thứ haị May mắn thay, ca 4 thằng đều học khóa cải tạo ngắn hạn tại địa phương và sau đó là giai đoạn quản chế khoảng chừng hơn môt năm. Cực nhọc là đương nhiên rồi, nhưng so với những thằng đi tập trung cải tạo thì tụi tao là tiên trên đời .
Tao bắt đầu đi làm rẫy trong thời gian này, vì chẳng còn có thể làm gì khác được. Tao không màng chuyện này, nhưng làm rẫy thì chỉ tội hại rừng thôi, chẳng thể nào sống nổi, mọi sự trông cậy vào cha mẹ gìa, còn gì buồn hơn. Rồi một ngạc nhiên khác đến. Tao đi thi và đậu vào trường Cao Đẳng Sư Phạm Dalat. Trong đám thí sinh gìa thì co tao với thằng Lợi cùng xom, học ngang lớp. Thằng Thư chắc biết thằng này và có lẽ cũng biết chuyện tao đi thi như thế nàọ Tao chẳng biết làm sao mà tao có thể đậu đươc. Nhưng đã được thì đi học, tội gì. Ít ra thì mỗi tháng tao cũng được vài chục bạc với vài ký gạo và dăm ba củ khoai lót lòng, bớt đi một phần gánh nặng cho ông bà gìa .
Ở đây tao gặp em út của rất nhiều bạn cùng niên khóa THD, chẳng hạn như Xuân Phương em thằng Vượng mà thằng Phúc vẫn còn nhớ và nhắc đến hôm trước. Ngoài ra còn có Nguyễn Xuân Tài, em của Thành Tư Cầy, Nguyễn Danh Toại em của Nguyễn anh Kiệt và Nguyen Công Thành ở gần hãng cưa Thuận Thành, Trần Khang và Trần thị Ninh em của Trần Qúi, Ngô thị Kim Loan em của Ngô Đình Long, và nhiều người khác , Tài hiện nay có lẽ đang ở Canada. Lần cuối tao gặp Tài là ở đảo Galang. Toại thì đã mất. Còn Khang và Ninh có lẽ hiện đang ở Pháp.
Tao lây lất ở Cao Đẳng Sư Phạm được gần 2 năm. Mặc dầu được ghi tên Bảng Vàng vài lần nhờ kết qủa học tập, nhưng tao đã bị sa thải ngay trước kỳ nghĩ cuối năm để chuan bị thi tốt nghiệp vì "lý do chính trị". Tao hiện đang còn giữ cuốn học bạ với hàng chữ nàỵ Lần này là lần thứ ba tao thất bại trên đường học vấn, với những lý do ngoài tầm taỵ Tao nản qúa, chạy về Cần Thơ ở nhờ ông anh như để trốn tránh một qúa khứ và cũng để tránh sự khốn khổ ơ Dalat, và dấu sự bạc đãi ở VN nếu cuộc đo`i đưa đẩỵ Ở đây tao gặp Thư va Cường. Thư dạy ở Đại Học Cần Thơ, còn Cường thì làm việc ở Ty Nông Nghiệp nếu tao nhớ không lầm. Còn tao thì làm đủ công việc nặng nhọc, đó đây, nguy hiểm để mưu cầu một ngày mai có được cuộc sống của một con người (bên kia bờ đại dương). Ông anh và bà chị dâu tao giúp đỡ hết mình nhưng cái may mắn của tao chưa đến. Khi ông bà đi rồi thì tao phải thu xếp về lại SaiGon, rồi lên Dalat vì đã hết chỗ nương thân, nhưng vẫn nuôi "chí lớn". Bây giờ thì tao đã trở thành "bán hàng". Tao theo xe đò lên xuống DaLat, SaiGon, CanTho buôn bán đồ thủ công mỹ nghệ, rau cải, thuốc lá, bánh keọ, buôn bán cò con, gạo thì chỉ để ở nhà ăn.
Đến giữa năm 83 thì tao trở thành thủy thủ của 1 tàu đánh cá ở SaiGon, rồi sau đó tàu ra Bà Rịạ Khi còn ở SaiGon, ngày ngày tao đi làm từ nhà bà chị như công chức. Xuống tàu thì chơi cờ, đọc sách, ăn, ngủ. Lâu lâu trực đêm nhưng chẳng khác chi ban ngày vì ông chủ tàu đã đặn kỹ không được dẫn em út làm "chuyện đó" ở trên tàu vì nó sẽ làm cho tàu xui xẻo. Khi ra Bà Rịa, tụi tao bắt đầu đi đánh cá. Cả tuần mới đi một lần cho có vẻ là dân đánh cá, nhưng chủ yếu là để dò đường. Cá đánh được chỉ nhậu vài lần là hết. Có thể nói giai đoạn này giai đoạn hạnh phúc nhất của tao ở VN sau 30/4. Cuộc sống nguy hiểm nhưng rất là thú vị với rất nhiều cảm giác lạ và khác nhaụ Sự hồi hộp, sư đợi chờ, niềm hy vọng, cuộc sống nơi ruộng đồng, trên biển cả .
Môt năm sau chiếc tàu lên đường. Tao vẫn còn nhớ cái cảm giác khi chuẩn bị nước non, lương thực, khi xuống khách, lúc ra khơị Cuộc vượt biên rất là lý thú vì tụi tao hai chiếc đi chung. Qua những cơn sóng gío
(Xin coi ky toi)
Nguyễn Toàn (2000)
Gia đình Toàn và THD65-72 Melbourne, Australia
chừng nào mới viết tiếp hồi hai đây Toàn ?
ReplyDeletedoc tieu su cua Toan thay hoi hop qua.Xin ra tiep ky hai...
ReplyDeleteTòan ơi, lâu quá chưa thấy phần 2...
ReplyDelete