Featured Post
Lời Mở Đầu
Có những ngày chớm thu ở vùng bắc Mỹ - gió thổi khô và se lạnh, lá phong lao xao chuyển màu vàng hay tím đỏ, cỏ úa hai bên đường... Hoặc nhữ...
Sunday, July 22, 2007
Bùi Việt Hùng (by Peter Nguyễn)
If you read Hung Bui’s resume, you would have thought he was your stereotypical old-fashioned Asian man: degree in Electrical Engineering, hard worker at a cell phone company, received full scholarship, father of two daughters who excel in everything they do. He’s just another immigrant who started from a third world country and worked his way up to become a valuable researcher for a multimillion dollar corporation in America. But when you observe the house environment, you know that he isn’t old fashioned. If he were to be described with one word, it would be “chill”.
Bui was born in Vietnam as the second youngest of eight siblings. Although he lived through the Vietnam War, his family was fortunately unaffected significantly by the war. After high school he received a Columbo Plan Scholarship to a college in Australia. He majored in Electrical Engineering and graduated as one of the top students of his class in 1977. He lived in Australia for 17 years before he came to America. During his residency in Australia, he started a company that made telecommunication switches. However before he left, the company had financing problems and he had to sell it to an American company. Now he works for Sprint/Nextel as a researcher. He is now happily married to Nen Bui and has two daughters, Lam and Minh.
Bui is a dark skinned man with peppered short hair: the tan probably came from spending many hours outside in the sweltering heat of Vietnam during his childhood. Although there were traces of age in his expression, he was still able to maintain an energetic aura. He was wearing shorts and a t-shirt at home, even on a cold winter day. He had a deep and strong voice and he spoke with straightforwardness. His hospitality rivaled that of a king’s: he made sure that I was comfortable at all times. He was good at making jokes for his frequent guests: he would often host parties. His outgoing character lightened up the quiet house. He would check on what each family member was doing and offered assistance.
His wife Nen Bui used to stay at home, but recently acquired a license to cut hair. She now works at the local Hair Cuttery and gives me free haircuts once a month. Bui met his wife just hours before he left Australia for America. Afterwards they corresponded with each other until Bui was able to obtain a work permit and request for his girlfriend to move to America. “We wrote so many letters and made so many phone calls. I think that MCI made half their profits off of us,” joked Mr. Bui.
Bui was raised by an elementary school principal in Vietnam and a loving housewife. His father founded a three classroom elementary that evolved into an 18-classroom school through hard work and good management 20 years later. His mother had to raise 9 children and take care of the house. To pay for her children’s education she sold fish sauce to the neighbors. Bui’s parents emphasized the importance of enjoying life and finishing to all responsibilities. Bui remembers soccer games that got cancelled because his neighborhood friends had to go study the next chapter in the textbook. All Bui had to do was to make sure he finished all his schoolwork on time and maintain decent grades, but every minute not spent studying was playtime.
The way Bui raised his children reflected on how he was raised. Lam is a smart and hardworking TJ freshman who loves to watch TV and chat with her friends online. Her sister is sixth grade and on an all-state basketball team. Both girls have a healthy balance of work and fun. Bui tells his secretary to never schedule any meetings past 4 PM. “In ten years no one will remember who made the first cell phone technological advance, but in ten years my daughters will remember the basket ball game that I missed”, he explains.
If there is anything that Bui is the most proud of, it is the relationship that he has built with his family. His family is his source of true happiness. His favorite word is “peace of mind”. When he thinks of how happy his wife and daughters are, he reaches a peace of mind.
Peter Nguyễn - Thomas Jefferson High School 2007 (TJHSS)
Tuesday, July 10, 2007
hình ảnh họp mặt Cái Bang ở Gia Nã Đại, tháng 7 2007
Nhân dịp đám cưới Toàn (con trai thày Trương Văn Hoàn) với Tú con gái bạn Tạ Huy Thái, đám học sinh THD65-72 (cũng được gọi là nhóm Cái Bang) đã dùng cơ hội song hỷ này để họp mặt ở Gia Nã Đạị Trước là mừng thày, mừng bạn, sau là có dịp cho anh em họp mặt sau đúng 35 năm xa trường cũ.
Có anh chị Bùi Doãn Bình đi từ Úc để tham dự cuộc họp mặt nàỵ Các anh em tụ họp ở Virginia và Philadelphia, sau đó thuê 1 chiếc xe van 12 chỗ cùng nhau bắc tiến. Tại đây, được anh chi. Nguyễn Xuân Phúc (Montréal), Phạm Trọng Việt (Ottawa), Lê Kim Thành (Ottawa) hướng dẫn đi thăm các thắng cảnh và dự đám cướị Buổi đ'am cưới thật vui, thày trò bạn bè tha hồ nói về chuyện cũ và chuyện mới. Bàn của mấy ông già lại ồn ào và nhộn nhịp hơn bàn của các "cháu" trẻ dự tiệc ngày hôm đó. Gặp lại nhau, tất cả các bản chất phá phách của ngày xưa trở lại một cách thật tự nhiên. Trên đường đi, luôn được danh hề Phí Văn Nghĩa kể những câu chuyện tiếu lâm làm chuyến đi hơn 2500 km thấy quá ngắn.
Trên đường về, phái đoàn đi từ Ottawa đến Niagara Falls ghé Chinatown của Toronto để ăn tốị Ăn tối xong về đến xe thì thấy xe đã được dọn sạch tất cả các hành lý. Mỗi người chỉ còn bộ quần áo trên người che thân. Cũng may không ai mất giấy tờ thông hành v.v. Vợ chồng anh Ưng Siêu Và thì mất cái laptop có nhiều tài liệu cá nhân nên hơi nhức đầu trong vài ngày sau đó. Vợ chồng anh Bùi Doãn Bình thì tất cả hành lý trên đường du lịch bị mất hết nên nhẹ nhàng du lịch tiếp sang Pháp trước khi trở lại Úc.
Ghé Niagara Falls cảnh đẹp nhưng tinh thần hơi xìu vì mới bị cú "shock" mất đồ. Chỉ biết an ủi của đi thay ngườị Buồn cho xứ VịtDien, chuyện này xảy ra hằng ngày ơ? Toronto nhưng chính phủ làm ngợ Cảnh sát thờ ơ, chỉ bảo "you guys parked in a bad neighborhood". Well, right on Dundas street under day light, sir!!!
Sau đó đoàn đi về Virginia ở nhà anh chi. Bùi Việt Hùng mừng lễ Độc Lập trước khi chia tay.
Hy vọng các bạn Cái Bang sẽ tiếp tục đóng góp thêm trong trang này về những cảm nghĩ của chuyến đi.
|
| ||||
by thanhle54 |
|
THD 65-72 New Jersey, Montreal, Wedding Thai's daughter, Ottawa, Toronto, Niagara, Virginia Jun 29, 2007 by Binh |
Sunday, February 25, 2007
Saturday, January 20, 2007
Hội viên Cái Bang
Hội viên Cái Bang
Tên | Nơi cư ngụ | Chú thích |
Australia | ||
Bùi Doãn Bình | Melbourne | có tên trong thd6572 |
Nguyễn Duy Thư | Melbourne | có tên trong thd6572 |
Nguyễn Thanh Khoa | Sydney | có tên trong thd6572 |
Nguyễn Toàn | Sydney | có tên trong thd6572 |
Phan Hoàng Long | Melbourne | có số điện thoại |
Canada | ||
Lê Kim Thành | Ottawa | có tên trong thd6572 |
Ngô Quang Chuyên | Toronto | có số điện thoại |
Nguyễn Trọng Nước | Edmonton | có tên trong thd6572 |
Nguyễn Xuân Phúc | Montréal | có tên trong thd6572 |
Phan Xuân Lâm | Montréal | có số điện thoại |
Phạm Trọng Việt | Ottawa | có tên trong thd6572 |
Vương Ngọc Ánh | Toronto | có số điện thoại |
Tạ Huy Thái | Montréal | có tên trong thd6572 |
Trương Như Việt | Edmonton | có số điện thoại |
USA | ||
Bùi Việt Hùng | Chantilly, Virginia | có tên trong thd6572 |
Đỗ Trang | Orange County, California | có số điện thoại |
Hoàng Thái Việt | Berkeley, California | có tên trong thd6572 |
Hồ Tá Hùng | Kentucky | có số điện thoại |
Lê Cảnh An | Iowa | có số điện thoại |
Lê Kim Phúc | Los Angeles, California | có số điện thoại |
Lê Viết Dũng | Orange County, California | có tên trong thd6572 |
Nguyễn Lý | Los Angeles, California | có số điện thoại |
Mai Tấn Phú | Charlotte, North Carolina | có tên trong thd6572 |
Nguyễn Đức Thịnh | San Jose, California | có tên trong thd6572 |
Nguyễn Ngọc Cường | Virginia ? | mất liên lạc |
Nguyễn Văn Trung | ? | chưa liên lạc được |
Nguyễn Việt Hùng | San Jose, California | có tên trong thd6572 |
Phí Văn Nghĩa | Orange County, California | có tên trong thd6572 |
Trang Ngọc Long | Orange County, California | có tên trong thd6572 |
Trần Đức Hạnh | New Jersey | có tên trong thd6572 |
Trần Hoài Bắc | San Francisco, California | có tên trong thd6572 |
Trần Văn Phong | Los Angeles, California | có số điện thoại |
Trương Quang Mỹ | Minnesota, California | có số điện thoại |
Ưng Siêu Và | Orange County, California | có tên trong thd6572 |
Vĩnh Ái | Orange County, California (?) | chưa liên lạc được |
Trần Hoài Bắc (San Francisco, California)
Tôi sinh ra ở SaiGon nhưng lớn lên ở DaLat. Sau biến cố năm 1975 tôi cùng gia đình về sống ở SaiGon.
Tôi lập gia đình vào năm 1989. Nam 1991 đại gia đình của tôi, trong đó có cả tôi và vợ con, sang định cư tại Hoa Kỳ. Bây giờ tôi cùng với vợ và hai con sống ở thành phố Cựu Kim Sơn trong tiểu bang California.
Tôi có mảnh bằng Cao Học ngôn ngữ học (1999) và hiện đang dạy tiếng Việt ở trường đại học UC Berkeleỵ Tôi đã cho xuất bản hai cuốn sách là Anh Ngữ Báo Chí (1993) và Việt Ngữ Đàm Thoại (1996, 1999). Tôi cũng dịch truyện.
Trần Hoài Bắc (2000)
Phạm Trọng Việt (Ottawa, Canada)
Sinh năm 1954 tại Saigon. Đi học 2 năm đầu tiểu học ở Saigon, đến lớp 3 thì lên Dalat học trường Võ Tánh. Học trung học đệ nhất cấp ở trường Bồ Đề và đệ nhị cấp ở Trần Hưng Đạo.
Từ 72-75 học Chính Trị Kinh Doanh đại học Dalat. Năm 75, làm "người di tản buồn" sang Canada. Tốt nghiệp điện toán tại đại học Concordia, Montreal. Hiện đang đi làm công chức cho chính phủ liên bang Canada, mong đợi ngày "về hưu" .
Chủ trương sống hưởng nhàn, "tri túc tiện túc" - thích câu nói của Tôn Hành Giả với Huyền Trang trong truyện Tây Du Ký: "Trời đất còn bất toàn, huống hồ gì một bộ kinh phật".
Gia đình
Vì thích thơ của Phạm Thiên Thư, nên đặt tên con trai đầu lòng là Phạm Thiên Mạc. Và cũng, Thiên Mạc là tên của một khúc con sông Hồng Hà chảy qua tỉnh Hưng Yên - trên bến sông này, Trần Thủ Độ đã nói câu bất hủ trong lịch sử: "Đầu tôi chưa rơi, xin bệ hạ đừng lo".
Con gái tên Tường Mây - tức là Tường Vân; là một trong năm loại sắc mây quí, báo điềm lành.
Phạm Thiên Mạc & Phạm Tường Mây (1995)
Tuesday, January 9, 2007
Lê Kim Thành (Ottawa, Canada)
1965-1972 Học trò Trần Hưng Đạo Dalat.
1972 Đậu Tú Tài 2, rời Dalat về Saigon, Học Đại Học Y Khoa Minh Đức.
1975 Chuyển Qua Y Khoa Saigon.
1979-1990 Làm việc tại BV Nguyễn Tri Phương Saigon, Y Sĩ Điều trị, Khoa nội 4.
Feb. 1991 Định cư tại Ottawa,Canada (diện đoàn tụ gia đình).
Sept.1991 - Feb.1995 Sinh Viên Dại Học Carleton, Ottawa-Canada. Tốt nghiệp cử nhân Điện Toán.
1995 - present Làm về Điện Toán cho hãng Computer NetManage Inc ở Ottawa
Gia đình
1980 Lập gia đình,bà xã tên ĐỖ THỊ MINH THU Học DH Ngân Hàng Saigon, làm việc ở Ngân Hàng Quận 5. Hiện tại trông coi một tiệm giặt uỉ, hấp,tẩy, nỉ, sẹc(DryClean) do chính mình làm chủ .
1983 Có con trai đầu lòng tên LÊ ĐỖ KIM TUẤN
1988 Thêm 1 baby girl tên LÊ ĐỖ NHƯ UYỄN
Thanh , anh Hai va Ba Ma mua Tulip 1998 tai Ottawa
Thanh & Thu
Thanh & Gia Dinh (1996)
Lê Kim Thành (2000)
Monday, January 8, 2007
Tạ Huy Thái (Montréal, Canada)
Sinh ngày 02-06-1954 tại Hà Nội, cha tên Tạ huy Cát, mẹ tên Đinh thị Qúy (đã mất). Gia đình gồm tất cả 8 anh em (4 trai & 4 gái). Di cư vào Nam năm 1954, ở tại số nhà 26 Thi Sách Dalat , sau đó chuyển qua 49C Hai bà Trưng (năm 1972) , sau 1975 lại đổi lên 51C Hai Bà Trưng . Lúc nhỏ học trừơng Tiểu hoc Đa Nghĩa Dalat ,thi đậu vào trường trung học Trần Hưng Đạo năm 1965. Hoc sinh ngữ chính là Pháp văn từ đệ Thất đến đệ Nhất. Đỗ Tú Tài II năm 1972,về Saigon học Sinh lý Sinh hóa tại Đại học Khoa Học SaiGon.
Cuối năm 1973 gia nhập trường sĩ quan Hải Quân tại Nha Trang, thuộc Khóa 26 . Chưa ra trường thì tan hàng, cấp bậc còn là sinh viên sĩ quan Hải Quân với lon Anpha Omegạ. Sau 1975 trình diện với chính quyền cộng sản tại SaiGon nên chỉ bị đi học tập tại chỗ 4 ngày . Giữa năm 1976 về lại Dalat làm vườn với gia đình rồi làm công nhân sửa chữa máy phát thanh tại huyện Đức Trọng ,sau đó chuyển lên làm Đài phát thanh Lâm Đồng. Bị sa thải vì là thành phần ngụy quân, ngụy quyền của chế độ cũ.
Gia đình
Lập gia đình năm 1977, vợ là Nguyễn thị Ngọc , trước kia học Bùi thị Xuân (là em họ của NXPhuc) có một gái tên Tạ nguyễn ngọc Tú sinh năm 1978, hiện học năm thứ 2 Computer Science tại Đại Học Quebec Montreal. Định cư Canada 1990 theo diện đoàn tụ gia đình .
Hiện nay làm tại hãng Peerless clothing inc. Chuyên trị sửa chữa và bảo trì các loại Computer cá nhân cho các công nhân của xí nghiệp . Bà xã chẳng may bị bạo bịnh qua đời , hưởng dương 45 tuổi (tháng 10, 1998) Khi còn đi học có nickname là Thái Dúi , Thái Zọt ...(đều do Dương đình Trung đặt cho ), bản tính thì hiền lành , nhút nhát , hay làm hư việc , học lực trung bình .
Tạ Huy Thái (2000)
Nguyễn Xuân Phúc - Montréal, Canada
Nguyên quán Tiên Sơn-Bắc Ninh, sinh tại Hànội vaò Nam năm 1954. sống ở Saigon và cả gia đình lập nghiệp tại Dalat năm 1956. Học hết bậc tiểu học tại trừơng Đa Nghĩa , vào học Trung học Trần Hưng Đạo năm 1965.
Hứơng đạo sinh thiếu đòan Lê Lợi năm 1965-1967. Kỷ niệm đáng ghi nhớ thời Trung Hoc là bị thày Hà Mộng Giao dạy Pháp văn kẹp cổ, lên đầu gối, thúc cùi chỏ, chặt sống lưng đánh "gục" tại lớp vì bắt đền thày cây thước vào năm đệ Lục và trận tổng tấn công Văn Học đánh phuc thù cho bạn Nguyễn văn Châu một cầu thủ hạng nhứt về bóng đá của Trần Hưng Đạo vào thập niên 70.
Đậu Tú Tài II năm 1972. Đậu chứng chỉ dự bị MPC tai Đại Học Dalat năm 1973, theo chuyên ngành Hóa Lý. Sau biến cố năm 1975, về Saigòn sống vỉa hè và tư lập. Tốt nghiệp Cử Nhân Hóa Lý tại Đại Học Saigòn năm 1977-1978. Đuoc bổ đi làm công ty Luyện Kim Đen thành phố HCM, chưa nhận việc thì Vượt Biên vào tháng hai năm 1979. Tới đảo Paulo Bidong vào tháng ba, ở đảo đựơc hơn 1 tháng thì đựơc Canada nhận. Trong thời gian ở đảo , thừơng bơi lội ra tàu đánh cá Mã Lai về đêm để mua bán kiếm sống.
Định cư tại Canada vào tháng bảy năm 1979, đi cày đủ Jobs để giúp đỡ gia đình. Tiếp tục đi học lại vào đầu năm 1982, Tốt nghiệp Cử nhân Điện Toán tại Đại Học Quebec Montreal (Pháp) năm 1984. Ra trừơng làm về điện toán cho Omnitronc Electronic LTD. Năm 1986, đậu Computer Test của Bank of Montreal và học tu nghiệp 6 tháng ở Toronto, từ đó đến nay làm Điện Toán cho Bank of Montreal ở trung tâm thành phố Mộng Lệ An.
Gia đình
Lập gia đình năm 1984, vợ Ngô Hồng Châu trứơc học Trưng Vương Saigon, du học sinh Canada năm 1971 , tốt nghiệp Cử nhân Điện Toán năm 1975 tai Đại Học Concordia (Anh), học thêm MBA của Đại Hoc McGill nhưng bỏ nửa chừng lập gia đình. Làm Điện Toán cho Bank of Montreal từ năm 1975 đến naỵ
Con trai tên Nguyễn Xuân Thiên-Lộc, sinh năm 1993 rất quậỵ , học Figure Skating (trượt băng nghệ thuật) và bơi lội đuoc hơn hai năm, rat có khiếu về bơi lội và Computing, chơi Nintendo & Game Boys rất giỏi, thích sưu tầm về Pokemon , đang sữa soạn học Piano. Nói đựơc tiếng Việt, Anh & Pháp.
Nguyễn Xuân Phúc - 2000
Phuc's Family on speed-boat in Cancun (Mexico) ?(Summer 2000)
Thien-Loc (Summer 2000)
Saturday, January 6, 2007
Nguyễn Toàn (Sydney, Australia)
Tên tao thì tụi mày biết rồi, Toàn, họ Nguyễn, không có tên lót. Còn tuổi thì có lẽ không nên nói ra làm gì, dành cho để ghi chuyện khác hay hơn. Cái lý do là vì tuổi của danh nhân hào kiệt còn chưa được mấy ai nhớ tới, hướng gì tuổi của môt con ngừơi bình thường.
Khác với nhiều bạn bè niên khóa THD 65-72, tao chỉ học ở THD 4 năm đệ nhất cấp. Sang đệ nhị cấp thì tao đi học ở Nông Lâm Súc Bảo Lộc với Phạm Công Thành tức (Thành Da Đỏ ) chắc tụi mày còn nhớ nó. Nghe Ng Ngọc Cường nói nó đã qua đời sau khi học tập cải tạo về được vài ba năm. Cùng đi trong nhóm này có Trần Đình Phúc và Hiệp cà thọt, tao nhớ nó học cùng lớp với Nguyen Duy Thu, xin lỗi, tao không nhớ đầy đủ tên họ của Hiệp, nhưng còn nhớ nó là anh em họ với thầy Hà Mai Phương dạy Sử Địạ, Trần Đình Phúc thì từ Huế vào sau tết Mậu Thân. Tụi tao cũng có một thời gian rất là đặc biệt với rất nhiều kỷ niệm ở NLS. Bây giờ không biết tụi nó ra sao, nếu không có vụ đôn quân sau Mùa Hè Đỏ Lửa 1972, có lẽ tao đã theo học Đại Học Nông Lâm Súc ở SaiGon, nếu tao không thi đậu được ở những nơi khác như ý tao thích.
Cuộc đời tao là những chuỗi ngày với nhiều ngạc nhiên lớn nhỏ. Mặc dù rất là yếu đuối ở những năm theo học THD, nhưng tao lại đi lính Không Quân ngành phi hành. Cuối năm 72 thì tao được đi Mỹ để học lái trực thăng. Sau khi solo được một thời gian thì tao lại phải trở về VN vì hết tai khóa huấn luyện. Trong khi đang học khóa Căn Bản Quân Sự Sĩ Quan (cho tất cả các binh chủng), thi xẩy ra biến cố 30/4, tao về SaiGon chừng hơn 1 tháng thì trở lại Dalat.
Cuộc đời quân ngũ đã cho tao được nhiều kinh nghiệm. Trong đợt trình diện học tập đầu tiên tại Dalat, tao bị kết tội với 3 thằng Sinh Viên Sĩ Quan khác, 1 thằng Võ Bị Dalat cùng dân THD, 1 thằng Thủ Đức va thằng kia nếu tao nhớ không lầm là dân Hải Quân. Theo lời thằng cán bộ thì "tuy cấp bậc các anh tưon+g đương với Trung Sĩ nhưng các anh học tập chính trị ở trình độ sĩ quan, nên các anh phải "được" theo học cải tạo theo trình độ sĩ quan thì mới có kết qủa. Tụi tao rất lo âu cho tương lai, có lẽ là phải đi học tập cải tạo tập trung lâu dài như Phạm Công Thành thì thật là xui xẻo . Hơn 1 tháng sau thi cả 4 thằng tao lại đi trình diện lần thứ haị May mắn thay, ca 4 thằng đều học khóa cải tạo ngắn hạn tại địa phương và sau đó là giai đoạn quản chế khoảng chừng hơn môt năm. Cực nhọc là đương nhiên rồi, nhưng so với những thằng đi tập trung cải tạo thì tụi tao là tiên trên đời .
Tao bắt đầu đi làm rẫy trong thời gian này, vì chẳng còn có thể làm gì khác được. Tao không màng chuyện này, nhưng làm rẫy thì chỉ tội hại rừng thôi, chẳng thể nào sống nổi, mọi sự trông cậy vào cha mẹ gìa, còn gì buồn hơn. Rồi một ngạc nhiên khác đến. Tao đi thi và đậu vào trường Cao Đẳng Sư Phạm Dalat. Trong đám thí sinh gìa thì co tao với thằng Lợi cùng xom, học ngang lớp. Thằng Thư chắc biết thằng này và có lẽ cũng biết chuyện tao đi thi như thế nàọ Tao chẳng biết làm sao mà tao có thể đậu đươc. Nhưng đã được thì đi học, tội gì. Ít ra thì mỗi tháng tao cũng được vài chục bạc với vài ký gạo và dăm ba củ khoai lót lòng, bớt đi một phần gánh nặng cho ông bà gìa .
Ở đây tao gặp em út của rất nhiều bạn cùng niên khóa THD, chẳng hạn như Xuân Phương em thằng Vượng mà thằng Phúc vẫn còn nhớ và nhắc đến hôm trước. Ngoài ra còn có Nguyễn Xuân Tài, em của Thành Tư Cầy, Nguyễn Danh Toại em của Nguyễn anh Kiệt và Nguyen Công Thành ở gần hãng cưa Thuận Thành, Trần Khang và Trần thị Ninh em của Trần Qúi, Ngô thị Kim Loan em của Ngô Đình Long, và nhiều người khác , Tài hiện nay có lẽ đang ở Canada. Lần cuối tao gặp Tài là ở đảo Galang. Toại thì đã mất. Còn Khang và Ninh có lẽ hiện đang ở Pháp.
Tao lây lất ở Cao Đẳng Sư Phạm được gần 2 năm. Mặc dầu được ghi tên Bảng Vàng vài lần nhờ kết qủa học tập, nhưng tao đã bị sa thải ngay trước kỳ nghĩ cuối năm để chuan bị thi tốt nghiệp vì "lý do chính trị". Tao hiện đang còn giữ cuốn học bạ với hàng chữ nàỵ Lần này là lần thứ ba tao thất bại trên đường học vấn, với những lý do ngoài tầm taỵ Tao nản qúa, chạy về Cần Thơ ở nhờ ông anh như để trốn tránh một qúa khứ và cũng để tránh sự khốn khổ ơ Dalat, và dấu sự bạc đãi ở VN nếu cuộc đo`i đưa đẩỵ Ở đây tao gặp Thư va Cường. Thư dạy ở Đại Học Cần Thơ, còn Cường thì làm việc ở Ty Nông Nghiệp nếu tao nhớ không lầm. Còn tao thì làm đủ công việc nặng nhọc, đó đây, nguy hiểm để mưu cầu một ngày mai có được cuộc sống của một con người (bên kia bờ đại dương). Ông anh và bà chị dâu tao giúp đỡ hết mình nhưng cái may mắn của tao chưa đến. Khi ông bà đi rồi thì tao phải thu xếp về lại SaiGon, rồi lên Dalat vì đã hết chỗ nương thân, nhưng vẫn nuôi "chí lớn". Bây giờ thì tao đã trở thành "bán hàng". Tao theo xe đò lên xuống DaLat, SaiGon, CanTho buôn bán đồ thủ công mỹ nghệ, rau cải, thuốc lá, bánh keọ, buôn bán cò con, gạo thì chỉ để ở nhà ăn.
Đến giữa năm 83 thì tao trở thành thủy thủ của 1 tàu đánh cá ở SaiGon, rồi sau đó tàu ra Bà Rịạ Khi còn ở SaiGon, ngày ngày tao đi làm từ nhà bà chị như công chức. Xuống tàu thì chơi cờ, đọc sách, ăn, ngủ. Lâu lâu trực đêm nhưng chẳng khác chi ban ngày vì ông chủ tàu đã đặn kỹ không được dẫn em út làm "chuyện đó" ở trên tàu vì nó sẽ làm cho tàu xui xẻo. Khi ra Bà Rịa, tụi tao bắt đầu đi đánh cá. Cả tuần mới đi một lần cho có vẻ là dân đánh cá, nhưng chủ yếu là để dò đường. Cá đánh được chỉ nhậu vài lần là hết. Có thể nói giai đoạn này giai đoạn hạnh phúc nhất của tao ở VN sau 30/4. Cuộc sống nguy hiểm nhưng rất là thú vị với rất nhiều cảm giác lạ và khác nhaụ Sự hồi hộp, sư đợi chờ, niềm hy vọng, cuộc sống nơi ruộng đồng, trên biển cả .
Môt năm sau chiếc tàu lên đường. Tao vẫn còn nhớ cái cảm giác khi chuẩn bị nước non, lương thực, khi xuống khách, lúc ra khơị Cuộc vượt biên rất là lý thú vì tụi tao hai chiếc đi chung. Qua những cơn sóng gío
(Xin coi ky toi)
Nguyễn Toàn (2000)
Nguyễn Duy Thư (Melbourne, Australia)
Nguyễn Duy Thư, một cuộc đời giang hồ từ khi rời THD năm 72 !!!
Sinh tại Đà Lạt
60 - 65 Tiểu học Xuân An
65 - 72 Trần Hưng Đạo
72 - 77 Đại học Kỹ Thuật Phú Thọ, ngành Công Nghệ (Cơ Khí)
77 - 80 Dạy Đại học Cần Thơ. Bị đì tối đa vì lý lịch.
80 - 81 Tù vượt biên trong rừng Cà Mau
81 - 89 Sống không hộ khẩu tại Sàigòn, làm việc trong các
tổ hợp sản xuất, vựơt biên khoảng 4 lần
89 - 93 Dạy học và thông dịch trên đảo Bidong
93 - nay Định cư ở Melbourne, học tiếp lấy MSc về CompMaths
(96), hiện làm kỹ thuật viên cho khoa Geomatics
Enginerring (Geography + Surveying + Computing), Đại học
Melbourne.
Gia đình
Bà Xã: Nguyễn Thị Minh Tâm còn gọi là Hà, cô giáo mẫu giáo tại
Fitzroy, Melbourne, dân Sàigòn, quen trong thời kỳ sống
không hộ khẩu ở Sài Gòn khi đi chơi với Trần Hoài Bắc và
Phan Hoàng Long.
Sống chung từ 1988 nhưng chính thức làm hôn thú năm 91
trên đảo Bidong.
Kids: Bảo Quyên, sinh 80, sinh viên Geomatics, Royal Melbourne
Institute of Tech
Bim (Minh-Đăng) sinh 92 trong trại tỵ nạn , học lớp 3, còn gọi
là mọt sách.
Maureen (Minh-Quyên) sinh 94 tại Melbourne, học Prep, phá nhất
nhà. Hiện sống ở Saint Albans, 18 Km tây Melbourne.
Thú vui: Computer, sửa chữa lặt vặt quanh nhà, chơi với con, đối ẩm với
bà xã, họp mặt bạn bè, về Việt Nam thăm nhà và bạn bè,
Nguyễn Duy Thư (2000)
Bùi Doãn Bình (Melbourne, Australia)
Tên cha mẹ đặt là Bùi Doãn Bình, tên tự đặt để làm việc kiếm cơm là Bill Bùi, Sinh năm 1954 tại Hà Nội, sống trong gia đình gồm một chị và 4 em gái, di cư vào Nam năm 1954, vào Saigon lúc còn 3 tháng. Học Tiểu học tại trường Võ Tánh, Phú Nhuận, năm 1965 theo gia đình lên Dalat học Trung học tại trường Trần H Đạọ Sau khi đậu xong Tú Tài II về lại Saigon vào năm 1972 và hoc dự bị SPCN tại Đại Học Khoa Hoc sau đó học chuyên khoa Địa Chất, tốt nghiệp Cử Nhân Địa Chất Học năm 1976, Được bổ làm việc cho Ban Khai Hoang Xây Dựng Nông Trường thuộc Bộ Nông Nghiệp TP Saigon, Đến giữa năm 1978, bị đổi lên Củ Chi, bỏ việc và làm việc lang thang ở chợ trời Saigon.
Tháng 2/79 vượt biên với gia đình người bạn học cùng ngành qua Tangjung Pinang, Indonesia, một đảo nhỏ cách Singapore 100km ở phía Nam, phái đoàn My "Xù", nhưng được Úc nhận nên 6/79 qua Melbourne với 2 bộ quần áo và một đôi giày boots. Từ 7/79 toi 2/80 làm hàn (spot welding) xe hơi cho hãng Nissan. Tiếp tục hoc lại, lấy Bachelor Civil Engineering 1983, bắt đầu làm việc với đúng khả năng chuyên môn của mình tai VicRoads 2/84 cho một Agency phụ trách cầu đường của Tiểu bang Victoria, thuộc bộ Giao Thông của chính phủ tiểu bang. Lấy bằng Master Engineering Science (Transport and Traffic) vào năm 1992.
Khả năng chuyên môn: Traffic Management, Road Safety Research, Transport Planning. Nghề tay trái va hobbies: amateur photographer, amateur woodworker, home builder, handy man, home machanics va travellling.
Gia đình
Lập gia đình năm 1983, Vợ tên Lê Hồng con trai Paul (1985) và con gái Brigitte (1991). Vợ trước dậy môn Việt Văn ở Trung học Ban Mê Thuộc 1974-75, qua Úc nam 1978, Diploma Welfare (1985), Bachelor Multi-cultural Studies (1989), Bachelor Social Works (1994), hiện làm Social Works ở City of Whitehorsẹ Paul học lớp 9 (2000), Đệ nhứt đẳng huyền đai Karate (1998), Đệ nhứt đẳng huyền đai Tae Kwon Do (1999), thích computing, thổi saxo và outdoor activities, (1999). Brigitte học lớp 3 (2000) thích đọc sách và sưu tầm Soft toys.
Paul (1985), Brigitte (1991), Hồng va Bình, hình chụp Dec.1999
Bùi Doãn Bình (200)
Hướng Dẫn
Còn có nhiều đề tài cũ được tóm tắt trong "blog archives" Hay "labels" ở cột bên trái. Các bạn có thể bấm vào các đề mục này để xem.
Nếu các bạn muốn tự mình phát hành các đề tài xin gia nhập để có quyền viết vào "blog" này.